Áp lực tâm lý từ cuộc sống, công việc đang đè nặng lên những người trẻ Hàn Quốc, chính vì vậy mà hiện tượng trầm cảm ngày càng tăng lên mức báo động ở nước này.

Khi theo dõi những bộ phim Hàn Quốc, có lẽ ai cũng ao ước một lần được trải nghiệm cuộc sống như người dân nơi đây. Những tòa nhà cao tầng hiện đại, không gian sống vừa đẹp vừa tiện nghi, môi trường học đường trong mơ hay một nền giải trí cực hấp dẫn là những điều chúng ta luôn nghĩ về Hàn Quốc.

Thế nhưng, có một sự thật là thực tế ngoài đời không hoàn toàn giống những gì diễn ra trong phim. Vẫn là những tòa nhà cao tầng và nơi làm việc hiện đại nhưng chất chứa hàng tá áp lực công việc khổng lồ, vẫn là những bộ đồng phục đẹp ngất ngây nhưng học sinh luôn phải gồng gánh những kỳ vọng quá lớn từ gia đình, vẫn là nền giải trí hàng đầu nhưng đầy những đau thương sau ánh hào quang,... Một mặt là sự phát triển, văn minh, một mặt là những áp lực kinh hoàng. Đó chính là lí do vì sao những năm gần đây, số lượng người trẻ tại Hàn Quốc bị trầm cảm tăng lên rất nhiều.

Nỗi sợ thất nghiệp luôn trường trực 

Cuộc sống không màu hồng như vẫn nghĩ, đã dồn ép bao người trẻ Hàn Quốc đến trầm cảm

Thất nghiệp được coi là nỗi sợ lớn nhất của người Hàn Quốc trong thời điểm hiện tại

Nhìn thẳng vào thực thế trong thời điểm hiện tại, vấn đề thất nghiệp đang là mối nguy hàng đầu và sự lo lắng lớn nhất của đất nước này. Theo số liệu của Viện lao động Hàn Quốc, nền kinh tế của nước này tăng trưởng chậm chạp với chỉ số 2,6% trong năm 2015. Sự đi xuống của nền kinh tế kéo theo hệ lụy là số lượng việc làm ở Hàn Quốc trở nên khan hiếm hơn. Gần 2/3 số người trẻ bị mất việc, trở thành những lao động không ổn định.

Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên Hàn Quốc độ tuổi từ 15 đến 29 hiện ở mức 8%, gấp đôi tỉ lệ thất nghiệp trung bình của cả nước. Báo cáo của Cơ quan thống kê Hàn Quốc trong tháng 9/2017 cho thấy tỉ lệ thất nghiệp của nhóm thanh niên tăng cao nhất trong 18 năm qua.

Ở xứ sở kim chi, một việc làm ổn định không chỉ là "cần câu cơm" mà còn là yếu tố quyết định sự thành bại và chỗ đứng trong xã hội của mỗi cá nhân. Chính vì điều này đã rất nhiều người trẻ Hàn Quốc cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng, rất nhiều người muốn thoát khỏi đất nước này, thậm chí một số còn mong tự tự để giải thoát. Theo thống kê từ WHO, năm 2017, Hàn Quốc có tới khoảng 284 người tự tử/ ngày, trở thành quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất châu Á và thứ 4 thế giới.

Tư tưởng thứ bậc luôn là gánh nặng trên vai những người trẻ

Là một đất nước đi theo và chịu ảnh hưởng rất lớn từ giáo lý Khổng Tử nên dù đã phát triển đến hàng những quốc gia hàng đầu thế giới thì Hàn Quốc vẫn luôn đề cao vai trò của văn hóa cấp bậc.

Nếu như bạn thường xem phim Hàn Quốc hay theo dõi hoạt động của các thần tượng xứ Kim Chi thì chắc chắn luôn thấy cụm từ quen thuộc là "tiền bối", "đàn anh/chị", "đàn em", "hậu bối". Không những trong gia đình mối quan hệ thức bậc được phân chia rõ ràng mà ngay tại nơi làm việc, học đường,... mọi người đều tuân theo nguyên tắc thứ bậc này.

Cuộc sống không màu hồng như vẫn nghĩ, đã dồn ép bao người trẻ Hàn Quốc đến trầm cảm

 
 
 
Learn More
 
 
 

Hành động cúi chào 90 độ chúng ta vẫn thường thấy khi các thần tượng Hàn Quốc gặp tiền bối

Sẽ không có gì đáng nói nếu tư tưởng thứ bậc không nảy sinh ra những vấn đề tiêu cực như chèn ép, sai vặt. Nhất là trong môi trường tập thể thì các bậc đàn anh đàn chị phải được kính trọng và có quyền đưa ra các yêu cầu với hậu bối. Dù những yêu cầu ấy có quá đáng đến đâu thì phận làm hậu bối cũng đành ngậm ngùi chịu đựng.

Thậm chí, ngay trong gia đình, quan hệ thứ bậc cũng khiến nhiều đứa trẻ Hàn Quốc phải "ngộp thở" vì những yêu cầu, kỳ vọng mà gia đình đã đặt lên.

Ngoại hình đẹp cũng là một loại áp lực

Chuyện đẹp xấu ở Hàn Quốc giờ đây không còn quá phụ thuộc vào gien di truyền từ gia đình. Ở xứ sở Kim Chi này, nhờ sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ, đẹp hay không là do quyền quyết định của mỗi người. Tại Hàn Quốc, không khó để nhận thấy người phụ nữu nào cũng có khuôn mặt V-line, mắt to, hai mí, thân hình thanh mảnh. 

Trừ khi đang đi học, đa số phụ nữ Hàn đều dành nhiều thời gian trang điểm kỹ càng trước khi ra đường. Da trắng mịn màng, lại biết cách ăn mặc phù hợp, họ đẹp, thu hút hơn rất nhiều. Mà không chỉ có phụ nữ, đàn ông ở xứ Kim Chi cũng rất chăm chút vẻ ngoài, họ dưỡng da, trang điểm kỹ lưỡng không kém phụ nữ.

Cuộc sống không màu hồng như vẫn nghĩ, đã dồn ép bao người trẻ Hàn Quốc đến trầm cảm

Ở Hàn Quốc thì xấu cũng là một cái "tội"

Theo những nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thành công của những người có ngoại hình đẹp đi xin việc là cao hơn rất nhiều những người không có vẻ ngoài thu hút. Dù cho năng lực và trình độ không hề thua kém nhưng nếu ngoại hình không đẹp thì đã đủ để một người bị rớt khỏi vòng phỏng vấn.

Người dân xứ Kim Chi dường như bị một áp lực là phải ... đẹp, có vậy thì họ mới dễ dàng sống tại nơi này, còn những người có ngoại hình xấu xí thì thật đáng thương, họ chính là kẻ không được coi trọng dù tài giỏi đến đâu.

Bạo lực học đường là một vấn nạn 

 

Bắt nạt học đường là một vấn nạn nhức nhối thường được các nhà làm phim Hàn khắc họa trong những drama đề tài trường học. Nạn nhân bị bắt nạt trong phim thường là nữ chính, yếu đuối, thiếu nổi bật, nhà nghèo và bị ganh ghét do được nam chính hotboy để ý.

Cuộc sống không màu hồng như vẫn nghĩ, đã dồn ép bao người trẻ Hàn Quốc đến trầm cảm

Môi trường học đường Hàn Quốc không "màu hồng" như chúng ta vẫn nghĩ

Hành động bắt nạt thường được tổ chức hội đồng, gồm các nam/nữ sinh đầu gấu hoặc xinh đẹp nổi bật nhất trường dẫn đầu. Chính vì vậy các nạn nhân không thể phản kháng, đành nhẫn nhục chịu đựng. Kẻ đứng đầu một băng nhóm thường sử dụng những thành viên nhỏ tuổi để trấn lột, bắt nạt các học sinh nhỏ tuổi hơn. Thậm chí, với bất kỳ một thành viên nào có dấu hiệu phản bội hay có ý định ra khỏi nhóm sẽ phải chịu sự trừng phạt thẳng thay.

Áp lực từ dư luận - "liều thuốc" nhanh nhất đưa con người vào hố sâu bế tắc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có số người tự tử cao nhất thế giới. Cứ trong 100.000 người Hàn có tới 21,5 người tự vẫn. Đặc biệt là trong giới giải trí khi áp lực của việc làm người nổi tiếng đè nặng lên các sao. Hàng loạt những vụ tự tử của các thần tượng, ca sĩ, diễn viên gây rúng động dư luận xảy ra. Những thông tin ảnh hưởng đến sự nghiệp, áp lực về hình ảnh, sự cạnh tranh khốc liệt, những áp lực vô hình nhưng nặng nề từ dư luận khiến các nghệ sĩ luôn phải "gồng mình" để chiến đấu. Và khi không thể chịu đựng, họ tìm đến cái chết để giải thoát.

Cuộc sống không màu hồng như vẫn nghĩ, đã dồn ép bao người trẻ Hàn Quốc đến trầm cảm

Áp lực từ dư luận đã dẫn đến sự ra đi của rất nhiều thần tượng xứ Hàn 

Không chỉ trong giới giải trí mà rất nhiều các trường hợp trầm cảm dẫn đến tự tử khác cũng diễn ra rất nhiều ở Hàn Quốc. Dù chỉ là một người bình thường nhưng nếu xuất hiện một tin đồn đâu đó không tốt về họ thì ngay lập tức người ấy sẽ trở thành "con mồi" cho tất cả những sự công kích, "ném đá" của số đông. 

Sau tất cả những áp lực ấy, bạn có còn nghĩ Hàn Quốc thực sự lãng mạn như trong phim?